Sơn tĩnh điện là một phương pháp phủ lớp sơn lên trên bề mặt kim loại bằng cách sử dụng điện tích tĩnh. Bột sơn tĩnh điện mang điện tích trái dấu với bề mặt kim loại, vì thế sẽ giúp chúng sẽ bị hút chặt lại vào nhau để tạo thành một lớp phủ đồng đều. Sau khi sơn, sản phẩm sẽ được đưa vào lò nung để làm chảy và liên kết các hạt bột sơn lại với nhau, tạo thành một lớp sơn cứng chắc. Vậy câu hỏi đặt ra là sơn tĩnh điện có độc hại không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Một số ưu điểm nổi bật của sơn tĩnh điện
Có độ bền cao: Lớp sơn tĩnh điện bám dính rất chặt vào bề mặt kim loại, có thể chịu được va đập, mài mòn, cũng như các tác động khác của môi trường.
Tính thẩm mỹ cao: Sơn tĩnh điện có thể tạo ra nhiều màu sắc cùng với hiệu ứng bề mặt khác nhau, giúp cho sản phẩm trở nên đẹp mắt và sang trọng hơn.
Chống ăn mòn cao: Lớp sơn tĩnh điện tạo thành một hàng rào giúp bảo vệ bề mặt kim loại khỏi các sự tấn công của các tác nhân gây ăn mòn như oxi, muối, axit.
Thân thiện với môi trường: So với các phương pháp sơn truyền thống khác, thì sơn tĩnh điện ít gây ô nhiễm môi trường hơn vì không sử dụng dung môi hữu cơ.
Thành phần và những lo ngại về độc tính
Thành phần chính trong bột sơn tĩnh điện bao gồm nhựa nhiệt rắn, bột màu, chất độn và các phụ gia khác. Mỗi thành phần đều có thể tiềm ẩn một số nguy cơ gây hại đối với sức khỏe của người sử dụng nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Bụi sơn: Trong quá trình sơn, bột sơn tĩnh điện có thể tạo ra lượng lớn bụi sơn. Nếu không may hít phải lượng bụi này trong một thời gian dài, thì người lao động có thể sẽ bị kích ứng đường hô hấp, gây ho, khó thở, thậm chí là các bệnh về phổi.
Chất phụ gia: Một số chất phụ gia có thể chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs), kim loại nặng hoặc các chất gây dị ứng. Việc tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải các chất này có thể gây hại cho da, mắt và đường hô hấp.